Trong những ngày cuối nhiệm kỳ của mình, TT đương nhiệm Donald Trump vẫn nỗ lực để chặn đứng các kế hoạch của Bắc Kinh; Ông Tập Cận Bình gần đây đã viết thư cho ông chủ Starbucks mong được giúp đỡ; các quan chức Biden đã lên tiếng và tiết lộ phác thảo chính sách đối với Trung Quốc, có vẻ như chính sách của chính quyền Biden không hề yếu thế. Tức là, chính sách của Biden đã bị ràng buộc chặt chẽ bởi chính quyền tiền nhiệm

Việc sử dụng cú đấm thép liên tiếp để tấn công TQ trong vài ngày qua đã tạo cho công chúng một ấn tượng mạnh . Vào thời điểm cuối cùng này, TT Trump không nói lý do tại sao ông thực hiện những đợt tấn công liên tiếp vào Bắc Kinh. Tập Cận Bình sẽ phản ứng như thế nào? Chính quyền sắp tới sẽ tiếp quản và giải quyết mối quan hệ mới Mỹ-Trung ra sao? TT Trump đã thay đổi  thế giới và quan hệ Mỹ-Trung ở những điểm nào? 

Chính quyền TT Trump thực hiện tấn công liên hoàn vào thời điểm cuối cùng

Tổng thống Hoa Kỳ Trump ngày 15 tháng 1 đã chỉ thị các cơ quan liên bang nghiên cứu cắt giảm mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ Trung Quốc . Để ngăn chặn nguy cơ gián điệp do chế độ này mang lại.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thông báo trừng phạt 6 quan chức Trung Quốc và Hong Kong để đáp trả vụ bắt giữ các nhà dân chủ Hồng Kông mới nhất. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết sẽ công bố một tài liệu nặng ký: Giải mã Phòng thí nghiệm Virus Vũ Hán và nguồn gốc của virus.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thông báo trừng phạt 6 quan chức Trung Quốc và Hong Kong. (Ảnh: Mark Wilson/Getty Images)

Trước đó ngày 14/1, chính quyền TT Trump đã trừng phạt các quan chức và doanh nghiệp xây đảo và quân sự hóa ở Biển Đông, kể cả người nhà của họ.

Sau đó Bộ Quốc phòng đã đưa 9 công ty Trung Quốc bao gồm Xiaomi vào “danh sách đen” liên quan đến quân đội Trung Quốc, và danh sách đen đã được mở rộng tới 44 thực thể Trung Quốc. Giá cổ phiếu của Xiaomi giảm 10%.

chính quyền Trump còn thực hiện hạn chế một số giao dịch liên quan đến công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông cũng như dịch vụ với Trung Quốc.

Vào ngày 13, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường cấm các cá nhân và công ty Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có liên quan đến quân đội.

Đồng thời, chính quyền Trump cũng đã dỡ bỏ các hạn chế của chính họ đối với quan hệ Mỹ-Đài Loan.

Tất cả những động thái liên tiếp này thực sự khiến chúng ta phải bất ngờ và câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ chống đỡ như thế nào.

Bức thư của Tập Cận Bình

Đánh giá về những hành động trên, có thể nói quan hệ Mỹ – Trung đã ở mức thấp nhất từ ​​trước đến nay. Ông Tập trong thời gian này đang phải đối mặt với không ít khó khăn, tình hình đại dịch trong nước bùng phát trở lại và nền kinh tế đình trệ trong thời gian dài. 

Tập Cận Bình đã gửi 1 bức thư cho ông chủ Starbucks. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images/ minh hoạ)

Tân Hoa xã ngày 14/1 đưa tin, Tập Cận Bình đã gửi 1 bức thư cho ông chủ Starbucks, mong rằng ông sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Mỹ – Trung.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi cựu chủ tịch Starbucks Howard Schultz giúp thúc đẩy thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Trung Quốc sẽ “cung cấp một không gian rộng lớn hơn cho các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Starbucks và các công ty Mỹ khác, phát triển tại Trung Quốc”, ông Tập viết trong bức thư của mình.

Động thái này có thể thấy, ông Tập đã trở lên mềm mỏng. Nếu kinh tế TQ thực sự đang còn rất mạnh mẽ thì giải thích thế nào khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi cả hai bên “tái khởi động đối thoại” và “xây dựng lại lòng tin lẫn nhau”?

Phải chăng, Bắc Kinh đã thấm mệt trong cuộc chiến đối đầu Mỹ-Trung?

Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao bức thư lại được truyền thông nhà nước đăng tải, nhưng nó xuất hiện khi mối quan hệ giữa các siêu cường đã đạt đến ngưỡng gay gắt với những tranh chấp gay gắt về thương mại, công nghệ, an ninh quốc gia.

Chính sách đối phó với TQ của chính quyền Biden

Trong cuộc đối đầu giữa Trump và Tập Cận Bình, cả 2 nhà lãnh đạo cường quốc này đều không có được kênh nào để đối thoại. Tập Cận Bình viết một một bức thư như vậy để hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ hòa giải. Có thể hiểu rằng, tỷ phú Starbucks, một đối tác lớn mạnh của TQ sẽ đóng vai trò trung gian, là cầu nối đàm thoại giữa ông Tập và chính quyền Biden. Vậy thái độ của Biden là gì? Giới phân tích tin rằng Biden không thể đảo ngược chính sách đối phó với Trung Quốc của Trump. Tin tức mới nhất được cũng minh họa điểm này.

Trung Quốc sẽ đóng vai trò trung gian, là cầu nối đàm thoại giữa ông Tập và chính quyền Biden. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Thông tin đầu tiên được Reuters đăng tải ngày 15/1, là các nhà điều hành tài chính kỳ vọng rằng lệnh cấm đầu tư chứng khoán Trung Quốc của chính quyền TT Trump sẽ tiếp tục, đồng thời cho rằng với tình hình chính trị hiện nay, khó có khả năng Tổng thống đắc cử Biden sẽ thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Quốc sau khi ông nhậm chức.

Tin thứ hai là báo chí Mỹ đưa tin Biden đã đề cử bà Laura Rosenberg, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, vào Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng để chịu trách nhiệm về Trung Quốc và các vấn đề châu Á. Bà sẽ làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của “Điều phối viên các vấn đề Ấn Độ – Thái Bình Dương” Campbell.

Rosenborg là người cứng rắn chống lại TQ.  Bà liên tục chỉ trích TQ vì đã xử lý dịch bệnh không đúng cách. Vào tháng 4 năm ngoái, bà Rosenborg đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc về việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến trong nước trên tạp chí Foreign Affairs.

Một tháng sau, bà đăng một bài báo trên Newsweek chỉ trích Bắc Kinh cung cấp hỗ trợ thiết bị y tế để chia rẽ châu Âu và chia rẽ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Âu.

Tin tức tiếp theo là về  ông Kurt Campbell “Điều phối viên các vấn đề Ấn Độ – Thái Bình Dương” do biden bổ nhiệm, ông này đã có bài phát biểu hôm 14/1 có bốn điểm đáng chú ý.

Đầu tiên, Campbell thẳng thắn tuyên bố rằng sự không tin tưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã rất sâu rộng.

Thứ hai, sau khi nhậm chức, trước tiên sẽ thiết lập sự đồng thuận của đồng minh về Trung Quốc sau khi Mỹ đối phó xong với dịch bệnh, kinh tế và các thách thức khác. Do đó, chính sách đối nội được ưu tiên, và chính sách của Trung Quốc sẽ không thay đổi mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là, họ thừa nhận  chính sách của TT Trump trực tiếp và hiệu quả hơn.

Thứ ba, ông lo ngại rằng thách thức thực sự của chính sách Mỹ đối với Trung Quốc nằm ở chỗ các vấn đề phức tạp nhưng không sâu, và sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong 10 năm tới chủ yếu sẽ là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thứ tư, ông phản bác luận điểm “Nước Mỹ đã chết”, cho rằng đó hoàn toàn là tin đồn rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò thống trị ở châu Á. Đó là sự trở lại châu Á của Obama.

Một thông tin khác đến từ một người mỹ gốc hoa, có tên là Đại Tề, một luật sư chuẩn bị thay thế Lighthizer làm đại diện thương mại Hoa Kỳ, đã có bài phát biểu vào ngày 12, nói rằng trọng tâm của chính sách thương mại dưới thời Biden là giúp lao động Hoa Kỳ thông qua các hiệp định thương mại để bảo vệ và tăng cơ hội việc làm. Nó Không chỉ để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể mua được hàng nhập khẩu giá rẻ.

Đại Tề cũng nói rằng các ưu tiên chính sách thương mại của Biden cũng bao gồm cạnh tranh với Trung Quốc về các hoạt động thương mại của Trung Quốc và thực hiện Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada do TT Trump ký.

Do đó, chính sách thương mại của Biden cũng đã chuyển sang chủ nghĩa bảo thủ của TT Trump. Biden cũng đưa ra sáng kiến ​​”Mua hàng Mỹ” trị giá 400 tỷ USD để khuyến khích các công ty chuyển chuỗi cung ứng của họ trở lại Hoa Kỳ. Thay vì chính toàn cầu hóa trong thời Obama khiến các dây chuyền sản xuất và công việc phải chuyển ra nước ngoài.

Như vậy chính sách đối phó với TQ của TT Trump thắng thế, Biden sẽ không thay đổi.

Do đó, có thể thấy rằng chính sách Trung Quốc của Biden buộc phải cứng rắn. Đặc biệt, khi mà Biden đã bị chính quyền TT Trump chỉ trích vì yếu thế trước Trung Quốc, vì vậy nếu ông muốn đảo ngược các chính sách của TT Trump và nới lỏng các lệnh trừng phạt của TT Trump, sẽ có rủi ro chính trị. Nói cách khác trong môi trường chính trị hiện nay ở Hoa Kỳ, sẽ không có chỗ cho sự mềm mỏng về vấn đề đối ngoại.

Di sản chính trị của TT Trump

Mặc dù đảng Dân chủ của Biden đã nắm quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện, nhưng lợi thế kiểm soát Quốc hội lại không mạnh mẽ. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Dân chủ cũng mất 10 ghế Hạ viện, và ghế ở Thượng viện lại phụ thuộc vào một cuộc bỏ phiếu đặc biệt từ Phó Tổng thống, vì vậy rủi ro  rất đáng kể. Nếu bất kỳ thành viên nào của Đảng Dân chủ thay đổi quan điểm, hoặc nếu một thành viên của Đảng Dân chủ từ chức hoặc chết, thì họ sẽ mất quyền kiểm soát Thượng viện.

Do đó, chính quyền Biden cần tìm kiếm sự hợp tác với các đảng viên Cộng hòa và chủ trương thỏa hiệp với quyền của TT Trump, đặc biệt là trong quan hệ Trung-Mỹ. Nhiều người cứng rắn chống lại Trung Quốc cũng đã xuất hiện trong đội Biden. Vì các thành viên phải chịu áp lực từ ý kiến ​​của dư luận.

Có người cho rằng, TT Trump rốt cuộc đã thua cuộc. Nhưng đó chỉ là bề mặt. Phía sau nó lại ẩn chứa chiến lược thâm sâu. 

Việc TT Trump thực hiện những đòn mạnh trước khi hết nhiệm kỳ sẽ khiến Bắc Kinh không thể áp dụng các biện pháp trả đũa. Bởi vì Biden sẽ nói rằng tất cả đều do chính quyền tiền nhiệm đặt ra. Nếu Bắc Kinh muốn tấn công Biden, thì quan hệ Trung-Mỹ sẽ càng xấu đi trong nhiệm kỳ tiếp theo, đây không phải là điều mà TQ muốn. Vì vậy, dù Bắc Kinh muốn trả đũa thì họ cũng không tìm được mục tiêu.

Có thể nói, đây mới là thời điểm tốt để TT Trump  tấn công TQ trước khi hết nhiệm kỳ. Một mặt, nó củng cố di sản chính trị của ông. Mặt khác, Tập Cận Bình và Biden gắn liền với quỹ đạo đã được thiết lập do ông đặt định. Mặt khác, nó cũng sẽ để lại nhiều con bài mặc cả, đàm phán hơn cho chính phủ tiếp theo của Hoa Kỳ.

Một di sản mà không thể nhắc tới đó là, ông ấy đã thay đổi hướng đi của thế giới. Trước đây, xã hội phương Tây coi TQ là chính sách tiếp xúc, với hy vọng thay đổi triết lý và hành vi của TQ thông qua tiếp xúc, tức là diễn biến hòa bình. Tuy nhiên, sau khi ông Trump lên nắm quyền, ông ấy đã cho người dân Mỹ thấy rằng, lời hứa của Bắc Kinh không đáng tin và không thể đối thoại mà chỉ có thể đối đầu. Việc chính quyền TT Trump đưa ưu tiên nước Mỹ trên hết, làm cho thế giới thấy rõ ràng rằng ĐCSTQ đang làm xói mòn các giá trị phổ quát và đe dọa đến an ninh trong nước và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. và để có thể bảo vệ nước Mỹ, chỉ có một con đường duy nhất. Con đường đó chính là tiếp tục những chính sách của TT Trump. TT Trump trở thành khuôn mẫu chính trị, mà những người kế vị ông tất phải thực hiện theo nó. Nếu không thể thực hiện hoặc muốn phá huỷ hoàn toàn di sản đó, thì công chúng sẽ biết được, rốt cuộc chính quyền đó đang hoạt động cho ai và vì ai.

Quỳnh Nhi

Tham khảo nguồn:

https://fortune.com/2021/01/14/joe-biden-asia-czar-kurt-campbell-china-beijing/

https://www.firstpost.com/world/obama-era-veteran-kurt-campbell-to-lead-bidens-asia-policy-9200051.html

https://uktimenews.com/obama-period-veteran-kurt-campbell-to-lead-bidens-asia-coverage/