Trong số 9.472 ca nhiễm mà Bộ Y tế thông báo ngày hôm qua 23/9 thì có 7 ca nhập cảnh và 9.465 ca ở 33 tỉnh thành.

Tối qua ngày 23/9, Việt Nam xác nhận số ca nhiễm mới dưới 10.000 ca, với 9.742 ca nhiễm. Nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 728.000 ca, trong đó có 18.017 người đã tử vong. Số người tử vong tại Tp. HCM chiếm 80% tổng số.

Các ca nhiễm mới cụ thể như sau: TP HCM vẫn là khu vực có số ca nhiễm cao nhất với 5.052 ca, Bình Dương là 2.764 ca, Đồng Nai 760 ca, Long An 190 ca, Kiên Giang 163 ca, An Giang 109 ca, Tây Ninh 86 ca, Tiền Giang 67 ca, Cần Thơ 53 ca, Đăk Nông 33 ca, Đăk Lăk 25, Khánh Hòa và Quảng Bình mỗi nơi 20 ca, Đồng Tháp 19 ca, Hà Nam 14, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế và Bình Định mỗi tỉnh 9 ca, Bình Phước 8 ca, ca Bạc Liêu, Cà Mau và Bình Thuận mỗi nơi 7 ca, Phú Yên 6 ca, Quảng Nam và Hà Nội 5 ca, Quảng Ngãi 4 ca, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đà Nẵng mỗi khu vực 3 ca, Gia Lai, Trà Vinh và Quảng Trị mỗi địa phương 2 ca, Hải Dương và Thanh Hóa 1 ca.

Ngoài ra, trong tối cùng ngày Bộ Y tế công bố thêm 236 ca tử vong tại: TP HCM 175, Bình Dương 37, Long An 7, Đồng Nai 6, Bà Rịa – Vũng Tàu 3, Bình Thuận, Hà Nội và Tây Ninh 2, Tiền Giang, Bình Định 1.

Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 23/9, trong 7 ngày qua có 73.253 ca nhiễm mới, giảm 10,6%; số tử vong cũng giảm 15,8% so với tuần trước đó.

Tuy nhiên, người dân không nên chủ quan khi các ca nhiễm và cụm dịch vẫn xuất hiện tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu thực trạng một số địa phương vừa nới lỏng giãn cách: “Người dân còn chủ quan trong việc ra đường, tụ tập đông người, khiến dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào”.

Ông cho biết, tình hình tại Tp. HCM vẫn diễn biến phức tạp, dù có một số chuyển biến tích cực như số ca tử vong giảm. Tuy nhiên, việc tổ chức phòng dịch vẫn là khâu yếu. Công tác hỗ trợ an sinh xã hội vẫn chưa bao quát hết toàn bộ người cần hỗ trợ.