Omicron đang đưa nhiều quốc gia vào tình trạng tăng nhanh số ca nhiễm; hạn chế nghiêm ngặt, huỷ các chuyến bay, thậm chí là phong tỏa. Làm trầm trọng thêm chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng. Khiến giao thương biên giới giữa các nước lâm vào khủng hoảng.

Đại dịch Covid-19 đã bắt đầu từ Vũ Hán cuối năm 2019. Và đến tận bây giờ, giới khoa học vẫn đang liên tục ghi nhận các biến chủng mới. Về vaccine, nhiều quốc gia đã rút ngắn khoảng cách giữa các mũi tiêm, thêm liều tăng cường. Ví dụ như Israel, ngày 27/12 quyết định tiêm thử nghiệm liều vaccine thứ 4 cho nhân viên y tế. Mục đích để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Các mũi tiêm tăng cường được nhiều quốc gia cân nhắc.

Theo thống kê trên Worldometer, tính đến này 6/1, thế giới có hơn 298 triệu người nhiễm. Trong đó đã có hơn 5,4 triệu người đã tử vong. Và biến thể mới Omicron xuất hiện đang khiến cho số ca nhiễm tăng vọt. Ngày 23/12/2021, có hơn 1 triệu ca nhiễm mới được xác nhận. Đây là số ca nhiễm trong ngày cao nhất toàn cầu kể từ khi virus corona được phát hiện. Vượt qua đỉnh dịch của làn sóng Delta hồi tháng 4 vừa qua, ghi nhận gần 905.000 ca nhiễm.

Omicron thúc đẩy các ca nhiễm mới đạt mức kỷ lục trên khắp thế giới

Các ca nhiễm Covid-19 đang được xác nhận ở mức kỷ lục trên toàn thế giới. Vượt qua cả đỉnh điểm tàn phá của mùa đông năm ngoái ở một số nơi do biến thể Omicron gây ra.

Pháp đã ghi nhận hơn 104.000 ca mắc mới hôm thứ Bảy, ngày 25/12. Lần đầu tiên ca nhiễm trong ngày đạt tới 6 con số. Anh, Ý, Ireland và bang New South Wales của Úc cũng báo cáo số ca mắc mới cao kỷ lục vào cuối tuần qua.

Tại Úc, dịch bệnh nóng lên. Ngày 27/12, nước này xác nhận số ca nhiễm mới trong một ngày lần đầu tiên vượt quá 10.000 người, với 10.126 ca nhiễm.

Trong đó, bang New South Wales có 6.324 ca nhiễm, còn bang Victoria có 1.999 ca. Queensland thông báo có 784 ca nhiễm mới. Thống đốc bang này cho biết, 3/4 trong số đó là biến thể Omicron.

Cùng ngày Úc cũng báo cáo 7 trường hợp tử vong. Trong đó có ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron ở bang New South Wales.

Pháp, Úc đang gia tăng các ca nhiễm Omicron. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Tại Hoa Kỳ, số ca nhiễm mới trong ngày là hơn 203.000 người vào Chủ nhật, ngày 26/12, một mức cao chưa từng thấy kể từ ngày 19/1/2020. Các quan chức y tế Mỹ cảnh báo rằng nước này có thể sớm ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc mới mỗi ngày, vượt xa mức cao nhất của mùa đông năm ngoái là 248.000.

Tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 không tăng mạnh như làn sóng dịch gây ra bởi biến thể Delta trước đó,. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng biến thể omicron có thể ít nghiêm trọng hơn. Mặc dù số liệu này thường chậm hơn vài ngày đến vài tuần so với mức tăng đột biến các ca nhiễm.

Một số nơi ở Hoa Kỳ đã đạt kỷ lục. Washington DC trung bình có hơn 1.300 ca mỗi ngày. Vượt xa mức cao nhất của mùa đông năm ngoái là 322. Các ca ở Maryland đã tăng mạnh, với trung bình mỗi ngày bang này có gần 6.200 ca. Gần gấp đôi thời điểm cao nhất của nó vào mùa đông năm ngoái. Bang New York đã ghi nhận hơn 49.000 ca mới vào 26/12/2021, cao nhất từ khi đại dịch xảy ra.

Đại dịch đang gây hỗn loạn hàng không toàn cầu dịp cuối năm

Nghỉ lễ Giáng sinh và mừng năm mới là lúc để mọi người đoàn tụ. Tuy nhiên, trước diễn biến của đại dịch, theo dữ liệu của FlightAware, tính từ hôm thứ 6 (ngày 24/12) có hơn 8.000 chuyến bay đã bị hủy trong dịp này.

Hơn 1.400 chuyến bay đã bị hủy vào hôm thứ Hai, ngày 27/12. Phần lớn các chuyến bay này là của các công ty hàng không Trung Quốc; bao gồm China Eastern đã hủy 368 chuyến bay và Air China huỷ 141 chuyến.

Các sân bay ở Bắc Kinh và Thượng Hải bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với gần 300 chuyến bay bị hủy. Sân bay ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cũng nằm trong danh sách bị ảnh hưởng. Hơn 13 triệu người dân thành phố này bị phong tỏa, mỗi hộ chỉ có một người được ra ngoài 2 ngày/lần để mua sắm nhu yếu phẩm.

Nhiều chuyến bay trên toàn cầu đã bị huỷ. (Ảnh: Pixabay)

Hồng Kông cũng cấm tất cả các chuyến bay của hãng Korean Air (Hàn Quốc) trong 2 tuần (từ ngày 27/12 đến ngày 8/1/2022), vì có một số hành khách bị nhiễm Covid.

Tại Hoa Kỳ, Omicron chỉ mất 2 tuần để thay thế Delta trở thành chủng chính. Trong khi ở làn sóng dịch trước, Delta phải mất 2 tháng để ‘thống lĩnh’ Hoa Kỳ. Các chuyến bay của nước này bị gián đoạn có nguyên nhân là do tổ tiếp viên và phi công có kết quả xét nghiệm dương tính Covid hoặc thuộc diện phải cách ly do tiếp xúc với các ca nhiễm.

Nhưng thời tiết khắc nghiệt cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Tuyết phủ dày khiến các chuyến bay và đường bộ bị gián đoạn ở phía tây bang Washington hôm Chủ nhật, ngày 26/12.

United Airlines cho biết họ đã hủy 115 trong số hơn 4.000 chuyến bay theo lịch trình vào thứ Hai. Hãng hàng không Alaska thông báo thời tiết mùa đông ở Tây Bắc Thái Bình Dương đã khiến gần 250 chuyến bay đến và đi từ Seattle bị hủy vào Chủ nhật. H​​àng trăm chuyến bay bị hủy vào thứ Hai, ngày 27/12.

Tại Anh, hãng British Airways cho biết có 42 chuyến bị hủy vào hôm thứ Hai. Sân bay Heathrow của London thông báo huỷ 47 chuyến bay.

Còn tại Việt Nam cũng vừa ghi nhận 1 ca nhiễm Omicron là khách nhập cảnh từ Anh. Hiện đã xác nhận được 25 ca nhiễm, tính đến ngày 6/1/2022. Chính quyền cũng thận trọng tiếp cận các chuyến bay từ nước có ca nhiễm Omicron trở về. Yêu cầu 5 Bộ gồm: Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước này.

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên nhập cảnh từ Anh.

Tối muộn ngày 27/12, Tp Hà Nội thông báo, các chuyến bay xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có biến thể Omicron; thì bắt buộc cách ly tập trung bất kể tiền sử đã tiêm vaccine hoặc đã mắc COVID-19 trước đó. Thông báo này đã bị thay thế vài ngày sau đó. Nhưng cũng đã chúng ta thấy mối lo ngại biến chủng mới này vẫn cao.

Trong một diễn biến khác, tại cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc, hàng nghìn xe hàng của Việt Nam đang bị ùn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh… Vì phía Trung Quốc siết chặt thêm các quy định phòng dịch theo chính sách ‘Không Covid’. Trong lúc nước này phát hiện thêm nhiều ca nhiễm những ngày gần đây.

Điều này đã gây khó khăn rất lớn đến các doanh nghiệp Việt. Khiến cho nhiều loại hàng hoá bị hư hỏng. Tài xế chờ đợi mệt mỏi nhiều ngày ở các cửa khẩu để đến lượt thông quan.

Omicron: Năm mới ảm đạm hay khởi đầu cho sự kết thúc đại dịch?

Các nhà khoa học tiếp cận một cách thận trọng với biến thể Omicron. Và cho rằng biến thể này có thể là dấu hiệu virus đang mất dần sức mạnh. Bất chấp việc số ca nhiễm tăng cao tại nhiều quốc gia mà chúng tôi đã đề cập ở phần mở đầu.

Vậy dịch bệnh trong mùa đông năm nay có giống với mùa đông năm ngoái?

Chúng ta cùng xem diễn biến dịch bệnh tại nước Anh. Một lần nữa, Anh quốc đang trải qua một mùa lễ hội bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 mới. Năm 2020, Giáng sinh và dịp năm mới trải qua những ngày ảm đạm bởi sự xuất hiện của biến thể Alpha. Mùa đông 2021, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) cảnh báo rằng, một lần nữa nước này đang phải đối mặt với sợ choáng ngợp số bệnh nhân Covid-19 bệnh nặng ngày càng tăng. Các hạn chế xã hội, phong tỏa đang được cân nhắc.

Thoạt nhìn, hai năm có vẻ giống nhau một cách đáng kinh ngạc, với số ca nhiễm tăng nhanh chỉ trong vài tuần. Tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 trong năm nay lại rất thấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến thể mới Omicron dường như gây ra ít trường hợp bệnh nặng hơn so với Delta.

Omicron dường như ít gây bệnh nặng hơn.

Các nhà khoa học coi kết quả nghiên cứu này là một tin tốt, nhưng cũng đưa ra lời khuyên thận trọng. Lý do là số ca mắc hàng ngày vẫn đang tăng lên – đạt mức kỷ lục là 122.000 ca vào thứ Sáu, ngày 24/12. Và ước tính có 1,7 triệu người mắc Covid-19 ở Anh vào tuần trước.

Có sự khác biệt đáng chú ý về độ tuổi người bị ảnh hưởng bởi Omicron không?

Hầu hết các ca nhiễm biến chủng mới đều xảy ra ở người trẻ tuổi. Một số nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu Omicron ảnh hưởng đến người già với số lượng lớn hơn; thì số người nhập viện vẫn có thể tăng lên.

Hiện có một lượng lớn người – đặc biệt là người cao tuổi – đã tiêm vaccine và liều tăng cường sẽ có được sự bảo vệ trước chủng Omicron. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem các yếu tố khác nhau này ảnh hưởng đến các số liệu như thế nào. Dữ liệu vẫn đang được thu thập và còn quá sớm để kết luận.

Virus corona có đang mất khả năng gây bệnh nặng không?

Nhiều nhà khoa học tin rằng điều này có thể đúng. Các nghiên cứu gần đây ở Scotland, Anh và Nam Phi đều đang khẳng định điều này. Tiến sĩ Julian Tang – Giáo sư Khoa học Hô hấp tại Đại học Leicester của Anh, cho rằng: “Biến thể này là bước đầu tiên trong quá trình virus thích nghi với cơ thể người để tạo ra các triệu chứng lành tính hơn. Theo một nghĩa nào đó, virus sẽ trở nên ‘có lợi’ nếu nó không gây bệnh quá nặng cho con người. Bởi vì sau khi nhiễm, họ có thể đi lại và sinh hoạt cộng đồng”.

Các nàh khoa học vẫn đang nghiên cứu về tác động cảu biến chủng mới này.

Vậy liệu Covid-19 có kết thúc và trở thành như bệnh cúm không?

Một số quan chức y tế dự đoán, cuối cùng Covid-19 có thể hoạt động giống như bệnh cúm. Các nhà khoa học cần một loại vaccine mới để đối phó với các chủng mới xuất hiện hàng năm. Tuy nhiên, Giáo sư Martin Hibberd – Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, lại lập luận rằng: “Virus corona không xuất hiện như những chủng mới mỗi năm. Lý do chúng ta bị nhiễm vào mùa đông là vì khả năng miễn dịch của cơ thể với virus corona không kéo dài lâu. Nói cách khác, chúng ta có thể vẫn cần tiêm vaccine Covid-19 hàng năm vì khả năng miễn dịch của cơ thể không kéo dài”.

Điều này không có nghĩa là chúng ta phải đối mặt với ‘sự diệt vong và u ám’ trong 5 năm tới. Giáo sư Martin nói thêm: “Tôi nghĩ rằng virus sẽ tự tiến hóa thoát khỏi đại dịch rất sớm. [Các triệu chứng] trở nên nhẹ hơn, dễ lây lan hơn đến mức bạn có thể chỉ cần nghĩ đến việc tiêm phòng cho nhóm người dễ bị tổn thương”.

Dù biến chủng mới của virus corona có tiến triển theo chiều hướng thế nào đi nữa, thì mỗi chúng ta cũng cần tự bảo vệ sức khoẻ của mình. Thông qua các biện pháp phòng dịch như không tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang. Ngoài ra, KTN cũng đã có nhiều video sức khoẻ giới thiệu các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch. Như ăn uống hợp , luyện tập thể dục và ngồi thiền. Mời độc giả vào trang youtube KHOẺ TỰ NHIÊN để tìm hiểu thêm.