Hôm 25/2, Quốc hội Hà Lan đã thông qua một kiến nghị tuyên bố hành vi đàn áp người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc là tội diệt chủng. Đây là quốc gia châu Âu đầu tiên có động thái này sau Mỹ và Canada.

Bản kiến nghị ghi: ‘Một cuộc diệt chủng đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ đang xảy ra ở Trung Quốc’ nhưng lại thiếu việc nêu thẳng ra rằng chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc này.

Cảnh tượng nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt, cạo trọc đầu và cùm chân tại Tân Cương, Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Youtube/Sky News Australia).

Bản kiến nghị cũng lập luận rằng, “các biện pháp nhằm ngăn chặn sinh sản”“các trại trừng phạt” của chính quyền Trung Quốc đã được liệt là tội ác diệt chủng trong Nghị quyết 260 của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, Đảng bảo thủ của Thủ tướng Mark Rutte đã bỏ phiếu chống lại kiến nghị. Ngoại trưởng Stef Blok giải thích rằng chính phủ không muốn sử dụng thuật ngữ diệt chủng vì Liên hợp quốc hoặc tòa án quốc tế chưa có tuyên bố như vậy. 

Thủ tướng Hà Lan – ông Mark Rutte. (Ảnh: BART MAAT/ANP/Getty Images)

Tác giả của kiến ​​nghị, nghị sỹ Sjoerd Sjoerdsma đã đề xuất Ủy ban Olympic Quốc tế dời Thế vận hội Mùa đông 2022 ra khỏi Bắc Kinh.

Ông Sjoerdsma nói: “Việc thừa nhận những hành động tàn bạo đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc, cụ thể là tội ác diệt chủng, ngăn cản thế giới nhìn theo hướng khác và buộc chúng tôi phải hành động”.

Trung Quốc đã cho xây dựng hàng loạt trại tập trung ở Tân Cương, giam giữ bất hợp pháp hàng trăm ngàn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: Arte)
Gần 1000 người đang mặc áo tù nhân ngồi ngay ngắn bên trong hàng rào lưới sắt vây quanh (Ảnh từ Twitter của Trại tập trung Tân Cương)

Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đứng gác trên một con phố ở quận Duy Ngô Nhĩ của thành phố Urumqi, thuộc vùng Tân Cương của Trung Quốc, vào ngày 14 tháng 7 năm 2009. Một nhà thờ Hồi giáo bị đóng cửa và nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa một ngày sau khi cảnh sát bắn chết hai người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo, khi căng thẳng sắc tộc âm ỉ ở thành phố Urumqi kiên cường của Trung Quốc. (Ảnh: PETER PARKS/ Getty Images)
Cảnh sát Trung Quốc xô đẩy những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đang biểu tình trên đường phố vào ngày 7 tháng 7 năm 2009 ở Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Guang Niu/Getty Images)

Động thái của quốc hội Hà Lan cho thấy các nước phương Tây ngày càng chú ý đến vấn đề vi phạm nghiêm trọng này của Trung Quốc vốn đã được báo cáo rộng rãi bởi các kênh truyền thông.