Theo truyền thông địa phương, cuộc đụng độ giữa quân đội và người biểu tình Myanmar hôm 7/4 đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Thượng tướng Min Aung Hlaing, người lãnh đạo cuộc đảo chính cho biết mục tiêu của phong trào bất tuân dân sự là “phá hủy” đất nước. Nhưng Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết quân đội đang mất kiểm soát.

Tổ chức này đưa thông tin rằng hiện quân đội đang tập trung đàn áp vào các khu vực nông thôn. Cảnh sát đã nổ súng vào đám đông biểu tình ở thị trấn Kale, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và một số người bị thương. Hai người biểu tình khác cũng thiệt mạng ở thị trấn Bago, gần thành phố Yangon. Tổ chức dân sự trên cho biết quân đội cũng đột kích vào các ngôi nhà và phòng khám cộng đồng.

Cùng ngày, ít nhất 7 vụ nổ đã xảy ra ở thành phố Yangon, trong đó có các vụ nổ ở các tòa nhà chính quyền, một bệnh viện quân đội, một trung tâm thương mại. Một nhà máy dệt may do Trung Quốc sở hữu ở Yangon cũng bốc cháy.

Cho đến nay, Khoảng 600 dân thường đã bị giết chết. Các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc vẫn diễn ra bất chấp đổ máu.

Trước cuộc đàn áp của quân đội Myanmar, nhiều nước đã lên tiếng bảo vệ người dân.

Tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã thảo luận về cách thức Anh và các chính phủ nước ngoài khác có thể hỗ trợ nỗ lực Đông Nam Á để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Gettyimages)

Tại Indonesia là một trong số các quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu thúc đẩy các cuộc đàm phán cấp cao về Myanmar.