Tự do ngôn luận là quyền của mọi công dân Hoa Kỳ, được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo hộ, kể cả Tổng thống. Nhưng những gã khổng lồ Internet tuần trước đã chặn đứng quyền này cách vô nguyên tắc.
Cuộc chiến của Big tech
Sau khi Twitter đột ngột và đình chỉ vĩnh viễn tài khoản cá nhân của Tổng thống Trump, tài khoản đội ngũ Trump, tài khoản của Tướng Flynn, và luật sư Powell, họ đã gây ra cuộc tranh cãi lớn. Một số lượng lớn người dùng Twitter đã đổi ảnh đại diện của họ sang ảnh đại diện của Trump với khẩu hiệu: Chúng tôi đều là Trump. MC dẫn chương trình nổi tiếng Limbaugh cũng đã xoá tài khoản Twitter của mình để thể hiện sự phản đối.
Một số lượng lớn cư dân mạng đã chuyển sang Parler, một nền tảng hiện không có chính sách kiểm duyệt. Ngày sau đó, Parler nhanh chóng trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên App Store.

Tuy nhiên, nhiều gã khổng lồ Internet, không để yên cho chuyện này, ngay lập tức phát động một cuộc càn quét tập thể nhắm vào Parler. Vào 8/1, Google đã xóa Parler khỏi Cửa hàng ứng dụng Google Play của mình, đến 9/1 Apple cũng xóa Parler khỏi App Store và 10/1, Amazon đóng cửa tất cả các máy chủ của Parler.
Về lý do ngừng hoạt động, Apple và Google cho rằng Parler đã không thực hiện các biện pháp quản lý đầy đủ, dẫn đến một số lượng lớn các bài đăng kích động bạo lực và tội phạm trên nền tảng của họ.
Giám đốc điều hành Parler John Maz phản hồi rằng: “Amazon, Google và Apple đã cố tình làm điều này. Đây là nỗ lực phối hợp giữa họ”. Parler sẽ phải xây dựng lại từ đầu và sẵn sàng được chuyển cho một nhà cung cấp mới, ứng dụng này có thể sẽ không hoạt động trong tuần tới. Nhưng ông nói, cuộc chiến cạnh tranh và tự do ngôn luận sẽ tiếp tục, và nhóm của ông ấy sẽ tìm kiếm một dịch vụ lưu trữ web thay thế.
Trên Internet, một cuộc chiến khác không súng đạn đã bùng nổ, và cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận đã bắt đầu. Paul Sperry, một nhà nghiên cứu truyền thông tại Viện Hoover và là cựu giám đốc của tờ Investor’s Business Daily) ở Washington, đã tweet vào ngày 10/1: “ Đội ngũ pháp lý của Trump đã sẵn sàng khởi kiện Twitter, Facebook, v.v. Dựa trên những lập luận mới lạ này, những người khổng lồ trên mạng xã hội này đã tước bỏ quyền tự do ngôn luận của ông ấy khi hợp tác với các quan chức chính phủ đảng Dân chủ. “
Ngày 11/1, Công ty truyền thông xã hội Parler đã kiện Amazon. Họ cáo buộc dịch vụ lưu trữ của công ty này đã vi phạm luật chống tín nhiệm và thỏa thuận hợp đồng của họ. Parler đã yêu cầu một thẩm phán liên bang ở Washington bác bỏ việc Amazon đóng cửa các dịch vụ của mình.
Parler lập luận rằng động thái của Amazon được “thúc đẩy bởi thù hận chính trị” và được thiết kế để giảm bớt sự cạnh tranh nhằm mang lại lợi thế cho Twitter.
Dù thiệt hại vẫn tiếp tục thanh trừng
Sau hàng loạt những động thái bịt miệng đã tạo thành 1 làn sóng phản đối quyết liệt từ những người ủng hộ TT Trump.
Cổ phiếu của Twitter hôm 11/1 đã giảm 12%.

Fox News hôm 11/1 đưa tin, cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) như Twitter, Facebook, Google đều sụt giảm nghiêm trọng; cổ phiếu của Twitter đã mất hơn 2,5 tỷ đô la từ tổng giá trị vốn hóa 41 tỷ đô la hãng này.
Cổ phiếu của Facebook và Alphabet (chủ sở hữu của Google) cũng thấp hơn sau khi họ xóa các tài khoản của Tổng thống Trump khỏi các nền tảng của họ.
Dù thiệt hại ngay trước mắt, các tập đoàn công nghệ lớn vẫn tiếp tục “cuộc thanh trừng” nhắm vào tiếng nói của Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông.
Quan chức nhà trắng và thành viên quốc hội lên tiếng
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tweet: ” Đàn áp tiếng nói là nguy hiểm. Đây không phải là cách người Mỹ làm.” “Chúng ta không thể để họ đàn áp tiếng nói của 75 triệu người Mỹ. Đây không phải là Đảng Cộng sản Trung Quốc”
Không chỉ có Pompeo mà nhiều quan chức khác cũng lên tiếng phản đối về vụ việc này, có thể liệt kê một số gương mặt tiêu biểu như Bộ trưởng Bộ Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ Ben Carson, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của Nam Carolina, Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, Hạ nghị sĩ Lauren Boebert
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Devin Nunes, một thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện hôm 10/1 cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox rằng Apple, Google và Amazon “rõ ràng đã vi phạm Luật Chống độc quyền, Luật Dân quyền và Đạo luật RICO (Đạo luật về các tổ chức tham nhũng và tống tiền).
Động thái của big tech gây chấn động Châu Âu
Việc Twitter đóng vĩnh viễn tài khoản TT Trump đã khiến châu Âu bị sốc. Thủ tướng Đức Merkel cho rằng đây là một vấn đề, và động thái này của Twitter một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về các chuẩn mực trên mạng xã hội.
Cao ủy châu Âu về các vấn đề thị trường nội bộ, Thierry Breton, đã đưa ra 2 đề xuất cho EU để tăng cường kiểm soát các gã khổng lồ kỹ thuật số. Những gã khổng lồ Internet của Mỹ thường bị cáo buộc nắm giữ quá nhiều quyền lực đối với mạng xã hội và nhiều chính phủ đã yêu cầu họ phải đối mặt với nhiều quy định hơn.

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng quan điểm và cho rằng “Các gã khổng lồ kỹ thuật số phải được quản lý chống độc quyền.
Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny cũng chỉ trích Twitter đã thực hiện “hành vi kiểm duyệt không thể chấp nhận được” dựa trên “cảm xúc và sở thích chính trị cá nhân.”
Chuyên gia luật kỹ thuật số Florence G’sell đã gọi quyết định của Twitter giống như một “trận động đất”. Bà cho biết EU dự định xây dựng thủ tục để thực hiện việc kiểm soát hành động của các kênh truyền thông xã hội. Bà nhấn mạnh rằng cần phải thực hiện các quy định liên quan ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Điều 230- Kim bài miễn tử của các ông lớn MXH
Điều 230 của “Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp” ở Hoa Kỳ đảm bảo rằng các công ty công nghệ không chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng đăng tải và có thể kiểm duyệt nội dung. Các phương tiện truyền thông xã hội của Mỹ thường trích dẫn luật này để miễn trừ cho họ.
Luật sư Christiane Feral-Schuh nói rằng thực tế hiện tại của các nền tảng xã hội như một loại hệ thống kiểm duyệt, và cảnh báo rằng luật hiện hành sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề “xuyên quốc gia”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các thủ tục pháp lý để xử lý các vấn đề liên quan đến việc tài khoản bị tạm ngưng và xóa khỏi các nền tảng xã hội. Công dân phải có quyền được khởi kiện trước tòa.

Với sự bành trướng và thể hiện quyền lực độc tôn của mình. Big Tech coi đây là một sự trả thù đối với TT Trump vì ông đã yêu cầu xóa bỏ điều 230. Thế nhưng, sự hả hê của big tech càng khiến cho các chính trị gia trung lập, những thành viên quốc hội, và người dùng thấy rằng, quyền tự do ngôn luận của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Họ đang bị kiểm duyệt và quyền lợi của họ đang nằm gọn trong sự định đoạt của những nhà độc tài truyền thông.
Điều này sẽ làm cho các nhà lập pháp, những chính trị gia hay cả những người dân Mỹ thức tỉnh và thấy rằng, việc xóa bỏ điều 230 là điều cần thiết.
Giống như Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Devin Nune từng nói, tất cả điều này đủ để khởi tố và tất nhiên, sự hả hê với quyền lực độc tôn sẽ không kéo dài được lâu.
Tự do ngôn luận là quyền của mọi công dân Hoa Kỳ, được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo hộ, kể cả Tổng thống. Nhưng những gã khổng lồ Internet tuần trước đã chặn đứng quyền này cách vô nguyên tắc.
Ngọc Tuyết
Tham khảo nguồn:
https://www.theepochtimes.com/chancellor-merkel-trump-twitter-ban-is-problematic_3651874.html
https://www.foxnews.com/politics/nunes-racketeering-investigation-amazon-apple-google-parler-ban