Bệnh nhân khỏi Covid vẫn có nguy cơ gặp hơn 200 triệu chứng khác nhau, sau một năm vẫn chưa dứt! Bất ngờ hơn, là di chứng xuất hiện ở cả những người bệnh nhẹ, thậm chí không có triệu chứng khi nhiễm COVID. Vậy bạn cần phải làm gì để vượt qua chúng?
Nhiều người nhiễm Covid-19 được các bác sĩ kết luận đã khỏi, sau khi có xét nghiệm khẳng định RT-PCR âm tính với virus. Tuy nhiên, điều khiến giới y khoa lo lắng hơn cả, đó là bệnh nhân vẫn mang theo các di chứng, dai dẳng từ vài tháng đến cả năm sau đó; với đủ loại biểu hiện khác nhau, nhiều đến mức đáng kinh ngạc.
Một tài liệu y khoa đã tổng kết được đến 203 triệu chứng. Chúng không chỉ xảy ra đối với người bệnh nặng phải nhập viện, mà xuất hiện ở cả nhóm những người bệnh nhẹ; thậm chí không có triệu chứng khi nhiễm COVID. Vậy cụ thể các di chứng này biểu hiện như thế nào? Và chúng ta có phương pháp nào để vượt qua hay không?
Xem nhanh
1. Di chứng hậu Covid: Hơn 200 triệu chứng khác nhau
Tình trạng này đã được ghi nhận tại khá nhiều quốc gia. Song đối với các nhà khoa học, hội chứng hậu Covid vẫn còn là hiện tượng khó lý giải nhất của đại dịch cho đến nay.
Một nghiên cứu của Anh đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet hồi giữa tháng 7/2021 cho biết: Trung bình mỗi bệnh nhân Covid gặp 56 triệu chứng khác nhau. Tổng cộng, có 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan trong cơ thể. Một phần ba số đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất 6 tháng kể từ thời điểm họ được cho là khỏi Covid.
Các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, kiệt sức và sương mù não. Bên cạnh đó là các tình trạng ảo giác, run rẩy, ngứa da, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, rối loạn chức năng sinh dục, các vấn đề tim mạch và bàng quang, bệnh zona, mất trí nhớ, mờ mắt, tiêu chảy và ù tai…
CDC của Hoa Kỳ cũng đã tổng kết ra gần 20 biểu hiện chính. Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động gắng sức về thể chất hoặc tinh thần.

Tuy nhiên, hội chứng hậu Covid mới chỉ được các bác sĩ Việt Nam và một số cơ quan truyền thông chú ý đến trong thời gian gần đây, sau khi cơn sóng dịch hồi tháng 7 – 8 quét qua các tỉnh thành phía Nam.
Có những trường hợp tăng cân một cách bất thường, hoặc bệnh cũ tái phát. Tờ VNExpress dẫn ví dụ một nữ bệnh nhân tên Thanh, 45 tuổi ở quận 8, Sài Gòn. Một tháng sau khi khỏi Covid, chị Thanh xuất hiện các nốt sần viêm ngứa ở da đầu, cảm giác ngứa ngáy ngày càng nhiều và khó chịu.
Ngoài tình trạng viêm da, nhiều F0 sau khi khỏi Covid đã bị tăng cân nhanh, da sạm, khô và đen. Ví dụ như một nữ bệnh nhân 39 tuổi ở Tân Bình, Sài Gòn gặp vấn đề da khô, sạm trong thời ngắn và tăng cân đột ngột. Bệnh nhân này đã mắc Covid một tháng trước đây.
Cũng có trường hợp sau khi khỏi Covid, thì bị mất hoặc rối loạn khứu giác, có thể thường xuyên ngửi thấy mùi hôi thối ở xung quanh.
Một bệnh nhân tên là Hélène Barre, 35 tuổi, ngửi đậu phộng lại có mùi tôm, còn giăm bông thì có mùi bơ. Cô bị Covid hồi tháng 11 năm ngoái. Tình trạng này của cô được các BS gọi là anosmia, tức là mất khứu giác.

Hai tuần sau khi khỏi Covid, vợ chồng anh Tuyển ở quận nhất, Sai Gòn vẫn còn ho, đôi lúc ù tai, “cảm giác không khỏe được như trước”. Vào tháng 8, gia đình anh Tuyển gồm bốn thành viên đều mắc Covid với các triệu chứng điển hình như ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi, mất khứu giác, vị giác… Cả nhà anh đi cách ly, may mắn là bệnh không trở nặng, sau 2 tuần điều trị thì có kết quả âm tính.
Tuy nhiên, trong khi hai cô con gái đều đã khỏe hẳn, thì vợ chồng anh thì lại cảm thấy cơ thể yếu đi nhiều. Vợ anh, 43 tuổi, vẫn còn xuất hiện các triệu chứng ho, người mệt mỏi, đôi khi thấy đau tức ngực, đau nặng đầu. Thời điểm nhiễm Covid, chị vợ bị mất khứu giác, đến nay khứu giác đã có lại nhưng vẫn không được như trước.
Còn anh Tuyển sau khi xuất viện vẫn cảm thấy “toàn bộ cơ thể đều yếu đi”. Những ngày đầu sau COVID, tai hay bị ù, nói nhiều một hồi thì ho. Đến nay, tình trạng ho, hắt hơi bớt dần nhưng vẫn còn dai dẳng. Đặc biệt, anh còn đi tiểu khó, đau đầu… Anh Tuyển cho biết: “Nói chung, những triệu chứng hệt như lúc mới xuất hiện khi mắc Covid”.
Các bác sĩ cũng ghi nhận hậu Covid, nhiều người gặp vấn đề về tâm lý và tâm thần, có trường hợp liên tục gào khóc, cào cấu khắp người, trầm cảm và sợ tiếp xúc với người lạ v.v. Theo VNExpress, số lượng bệnh nhân đến khám tại Khoa sức khoẻ tâm lý và tâm thần ở một số bệnh viện như Đại học Y Dược ở Tp. HCM, Bệnh viện E, Hà Nội đã tăng đột ngột so với thời điểm trước đại dịch.
2. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hội chứng hậu Covid
Nói về các tình trạng hậu Covid, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho rằng Covid-19 là một bệnh toàn thân, gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh nhân bị ảnh hưởng qua quá trình điều trị lâu, bao gồm ảnh hưởng tâm lý /cộng với việc sử dụng thuốc… khiến các chức năng, cơ quan, đều bị suy giảm, nhất là bệnh nhân bị nặng nằm hồi sức.
Ví dụ, bệnh nhân bị tổn thương phổi lâu, phổi có thể bị xơ hóa, tuy không tử vong nhưng khi hồi phục lại vẫn còn tổn thương, xơ hóa. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp lâu hơn, cần một thời gian để hồi phục dần.
Tuy nhiên, đó là những bệnh nhân nặng, hoặc đã phải qua dùng thuốc. Còn điều khiến nhiều chuyên gia quốc tế bất ngờ nhất là hội chứng hậu Covid này xuất hiện ở những người nhiễm Covid nhưng chưa từng có triệu chứng.
Theo trang tin BBC, BS Melissa Heightman đã thành lập phòng khám đầu tiên dành cho bệnh nhân hậu Covid ở Bệnh viện thuộc Đại học University College London vào tháng 5/2020. Ban đầu bà nghĩ Covid cũng giống bệnh cúm thôi, phòng khám chủ yếu sẽ phục vụ các bệnh nhân đã phải sử dụng máy thở nhiều tuần, và hy vọng quá trình hồi phục sẽ nhanh chóng.
Tuy nhiên, bác sĩ Heightman không ngờ rằng sau một năm, 1/3 số bệnh nhân đến phòng khám vẫn không khỏe lên, và đa phần trong số họ không thể làm việc như bình thường. Điều đáng nói là, hơn một nửa số người nhiễm COVID đó chưa từng phải nhập viện. Đa số bệnh nhân còn khá trẻ, không có bệnh nền. Ban đầu họ chỉ có triệu chứng nhiễm Covid khá nhẹ, nhưng sau đó hàng loạt các vấn đề bắt đầu xuất hiện, và chúng hành hạ họ liên tiếp nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng sau đó. Tức là ngay cả khi virus corona không còn trong cơ thể nữa thì các triệu chứng này lại kéo đến và ở lỳ đó.

Khoảng 80% bệnh nhân của BS Heightman gặp phải vấn đề mệt mỏi đờ đẫn, khiến họ thậm chí khó có thể hoàn thành những việc đơn giản nhất hàng ngày.
Khi nghiên cứu những bệnh nhân Covid đầu tiên tại Trung Quốc, ghi nhận vào tháng 12/2019, BS Janet Diaz cho biết một số người phát triển hội chứng hậu Covid trong 3 tháng, số khác là 6 tháng sau đó.
Quay trở lại với trường hợp anh Tuyển ở quận nhất, Sài Gòn mà chúng ta vừa nhắc đến. Gia đình anh sống ở tầng trên cùng của một khu chung cư. Trong làn sóng dịch vừa qua, khoảng 30 người sống cùng tầng đã nhiễm Covid và nay đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, hầu như mọi người đều cảm thấy các bộ phận cơ thể yếu đi, dù khi nhiễm Covid không bị trở nặng.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Liệu virus Sars-Cov-2 có phải là một loại virus đặc biệt, có khả năng đánh thức các virus khác trong cơ thể? Để rồi chúng đồng loạt tấn công bệnh nhân những tháng ngày sau đó? Hiện tại thì các có nhiều giả thuyết được đưa ra, chúng tôi sẽ cập nhật đến quý vị các video kế tiếp.
3. Điều trị hậu Covid bằng cách nào?
Sau 2 năm đại dịch xảy ra, nay các BS đã có những phác đồ để điều trị Covid-19. Tuy nhiên, điều khiến họ đau đầu giờ đây là điều trị hậu Covid thế nào? Câu trả lời thật không dễ. Như phòng khám của BS Heightman, sau một năm, nhiều người vẫn chưa khỏi dứt các triệu chứng này.
Hiện tại nhiều BS kết hợp tư vấn tâm lý và hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, các bài tập thở v.v. để phục hồi một số chức năng.
Theo BS Huỳnh Bích Thảo, Trưởng khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng của Bệnh viện Gia An 115 TP HCM: Các bài tập hô hấp, bài tập thở cải thiện thông khí, thông đàm giúp giảm hụt hơi, khó thở, tăng cường trao đổi khí, giảm đau do ho nhiều.

Các bài tập kéo giãn hỗ trợ di động lồng ngực, nở phổi, khắc phục tình trạng xơ xẹp phổi, ứ khí, căng cứng cơ gây ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng hô hấp. Tập thở với dụng cụ phù hợp thể trạng và giai đoạn bệnh hướng đến phục hồi chức năng hô hấp hiệu quả.
Qua nghiên cứu và kinh nghiệm của mình, chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả một phương pháp hữu ích có nguồn gốc cổ xưa, có thể giúp cơ thể dưỡng sinh và phục hồi sức khỏe một cách bất ngờ. Đó chính là ‘khí công’.
Trong dưỡng sinh, người xưa thông qua luyện khí công có thể bồi dưỡng và tăng cường nguyên khí, bổ sung khí cho tạng phủ, giúp thông kinh hoạt lạc, từ đó nâng cao khả năng điều tiết, cải thiện tố chất thân thể, phát huy hết tiềm lực của cơ thể người.
Bởi khí công có thể điều chỉnh toàn diện cả tâm lẫn thân của con người, nên nó có thể giúp người ta luôn bảo trì trạng thái bình hòa về cả tâm lý hay sinh lý, luôn thể hiện sức sống thanh xuân, biểu hiện bên ngoài luôn trẻ trung rạng rỡ, tóc ít bị bạc, mắt cũng không bị mờ đục, tai không bị kém đi, răng không bị lung lay… Tất nhiên, tác dụng nhanh chậm rõ rệt như thế nào còn tùy thuộc vào các môn khác nhau, cũng tuỳ thuộc vào mức độ chuyên cần của người tập.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy khí công có thể hỗ trợ chữa lành một số các bệnh như: cao áp huyết, xơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, tiểu đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu…
Các bài tập thở ngồi thiền nghe nhạc tĩnh tâm cũng có tác dụng khá tốt trong khoảng thời gian này. Vào hồi giữa năm 2020, khi đại dịch COVID bạo phát tại Hàn Quốc, khi đó giới y khoa còn chưa biết đối phó với Covid ra sao, thì đài truyền hình Joongdo Hàn Quốc đã giới thiệu môn khí công Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng tập luyện để tăng cường sức khỏe.

Ông Kang Ji Seok, Giám đốc Viện Hán Y DongGuDaang viện dẫn một nghiên cứu trên những người tập PLC cho hay, nhiều chỉ số miễn dịch của những người này như interferon, interleukin 2,4,6… cao hơn hẳn so với nhóm không tập. Kết quả này cũng khớp với nhiều nghiên cứu khác.
Ngoài Hàn Quốc, Pháp Luân Công còn được giới thiệu trên đài truyền hình của nhiều quốc gia khác như Bulgaria, Kênh C5N của Argentina, Kênh AT5 tại Amsterdam của Hà Lan, Canaria của Tây Ban Nha, v.v.
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các bài tập của môn khí Pháp Luân Công rất đơn giản, nhẹ nhàng, có thể tự học theo hướng dẫn qua video, và hoàn toàn miễn phí. Ở Việt Nam, người dân tập luyện khá đông tại nhiều công viên. Nhiều người tập thuộc giới tri thức và quản lý trong xã hội đã chia sẻ về lợi ích thu được sau khi thực hành môn tập này.
Nếu quý độc giả muốn có người hướng dẫn miễn phí, thì có thể đăng ký tập luyện qua trang web hocphapluancong.com.
Trong Hoàng Đế nội kinh, tác phẩm kinh điển của Trung Y có nói: “Chính khí nội tồn, tà bất khả can”. Nếu cơ thể tồn trữ chính khí, thì khí tà chẳng thể xâm nhập. Từ đó bệnh tật được đẩy lùi. Luyện khí công đúng cách sẽ giúp cơ thể thăng khởi chính khí, đẩy lùi tà khí, bệnh tật ắt lui.
Xem thêm video:
Xem thêm: