Đại sứ Trung Quốc tại London, ông Trịnh Trạch Quang được cho là đã bị ngăn cản tham dự một sự kiện, vì Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lập pháp Anh quốc, vốn đã nêu bật cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính quyền TQ ở Tân Cương.

Ông Lindsay Hoyle, Chủ tịch Hạ viện cho biết: “Tôi cảm thấy không thích hợp để đại sứ Trung Quốc vào tòa nhà quốc hội nơi chúng tôi làm việc khi đất nước của ông ấy áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số nghị sỹ của chúng tôi”.

Ông Hoyle nói thêm rằng ông không cấm cửa đại sứ Trung Quốc vĩnh viễn mà chỉ trong thời gian các lệnh trừng phạt từ phía TQ vẫn còn hiệu lực.

Trung Quốc đã áp lệnh trừng phạt đối với 5 nhà lập pháp hàng đầu của Anh quốc vì đưa ra cáo buộc nước này đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Lần này, người phát ngôn đại sứ quán TQ tại Anh chỉ trích đây là hành động hèn nhát của một số cá nhân trong Nghị viện Vương quốc Anh nhằm cản trở trao đổi và hợp tác bình thường song phương”.

Trước đó, cùng với Mỹ, Canada và EU, Anh, đã cấm vận một số quan chức Trung Quốc liên quan.

Liên quan đến Bắc Kinh, thách thức Trung Quốc, Đài Loan cử phái đoàn đến 3 nước Đông Âu

Chính phủ Đài Loan ngày 14/09 thông báo, một phái đoàn ngoại giao do Vụ trưởng Vụ Châu u của bộ Ngoại Giao dẫn đầu sẽ đến thăm ba nước Slovakia, Cộng hòa Séc và Litva. Đây là ba nước Đông u đã cam kết hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Đài Loan. Cả ba nước này cũng bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ với hòn đảo.

AFP dẫn lời ông Trần Lập Khoát vụ trưởng Vụ Châu u cho biết, phái đoàn sẽ thực hiện các chuyến thăm trong 10 ngày từ 20-30/10. Mục đích là xúc tiến các mối quan hệ thương mại và đầu tư.

Hồi tháng 7, Litva trở thành quốc gia đầu tiên cho mở văn phòng đại diện có tên là “Đài Loan” tại thủ đô của họ, thay vì là Đài Bắc – cách gọi của Trung Quốc dành cho hòn đảo này. Ngoài ra, đầu năm 2021, Litva cũng đã rời diễn đàn hợp tác 17+1 của Trung Quốc.

Đối với CH Séc, cuối năm 2019, chính quyền Praha cũng đã hủy bỏ một thỏa thuận kết nghĩa với Bắc Kinh, và ký thỏa thuận với Đài Loan.