Sau đợt dịch lần 4, hầu như doanh nghiệp đều lao đao không chỉ thiếu nhân sự mà còn gặp khó khăn trong việc bất đồng về các yêu cầu về xét nghiệm, cách ly và di chuyển của các Bộ.

Hôm qua ngày 4/10 ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 Tp. HCM cho biết, lao động ở các khu chế xuất tại Tp. HCM đã giảm quá nửa so với trước ngày 1/10.

Theo ông Hải, trước ngày 1/10, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn có khoảng 288.000 lao động. Trong đó, có hơn 70.000 lao động làm việc theo chế độ “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường, 2 điểm đến”.

Tuy nhiên, hiện chỉ còn khoảng 135.000 lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp, chỉ bằng khoảng 46% so với trước đây.

Việc này xảy ra vì, Theo thống kê của Bộ Công an, từng có 3,5 triệu người các địa phương cả nước làm việc tại Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Tuy nhiên, sau khi giãn cách được nới lỏng, có đến 2,1 triệu người trong số đó muốn về quê.

Trong thời gian Tp. HCM giãn cách kéo dài, nhiều chủ doanh nghiệp cũng đã bày tỏ nỗi lo về tình trạng việc thiếu lao động và cạnh tranh nhân công sau khi mở cửa lại. Họ sẽ phải tăng lương hoặc các hình thức hậu đãi để lôi kéo nhân công, và việc này sẽ nặng thêm gánh lo cho các doanh nghiệp vốn đã lao đao sau vài tháng đóng cửa.

Bất đồng, rối ren trong các yêu cầu về xét nghiệm, cách ly và di chuyển của các Bộ.

Theo Tuổi Trẻ Online đưa tin, vào ngày 3/10, Bộ Y Tế yêu cầu, người di chuyển từ vùng nguy cơ rất cao sang vùng có nguy cơ phải có giấy xét nghiệm hiệu lực trong 72 giờ, tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, dù đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19.

Nếu áp dụng quy định này, nhiều doanh nghiệp sẽ phải tăng tần suất xét nghiệm với những trường hợp lao động ở vùng nguy cơ cao, vùng ngoại tỉnh. Trong khi đó, mới trước đó mấy ngày, Bộ đã cho phép người tiêm đủ 2 liều vaccine ở các doanh nghiệp không phải xét nghiệm nữa.

Công ty đăng ký tiêm vaccine cho người dân.

Không những vậy, quy định trong ngày 3/10 cũng trái ngược với hướng dẫn Bộ Giao thông vận tải ban hành cách đây vài ngày, cho phép người tiêm 1 mũi vaccine sau 3 tuần, hoặc đã tiêm đủ liều vaccine, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng đi máy bay, tàu hỏa không phải xét nghiệm.

Việc này khiến doanh nghiệp lúng túng, bởi theo bà Phan Thị Thanh Xuân, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Da – giày – túi xách Việt Nam, không rõ công nhân đã tiêm đủ 2 mũi, nhưng làm việc ngoại tỉnh, phải đi lại giữa các địa phương thì có phải xét nghiệm và cách ly không?

Ngoài ra, nhiều địa phương tùy tiện áp dụng, đặt ra quy định riêng. Ví dụ như tại Bình Dương, nhân công đã tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn phải xét nghiệm ít nhất 2 lần trước khi vào sản xuất, và khi sản xuất phải xét nghiệm cho tất cả người lao động 2 lần/tuần.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia của Bộ Y thừa nhận có sự vênh trong các chính sách.