Từ cuối năm 2020, nhiều biến thể mới, dễ lây lan hơn được phát hiện trên khắp thế giới khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ, nhiều nước rơi vào khủng hoảng như Anh Quốc, New Zealand và Brazil.
Biến thể B117 từng gây ra làn sóng dịch tại Anh cũng đã xuất hiện ở Hải Dương khiến tình hình dịch ở đây phức tạp hơn rất nhiều. Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến các biến thể virus Vũ Hán dễ lây lan hơn đang xuất hiện.
Có một số lý do cho điều này, bao gồm cả sự gia tăng liên tục theo cấp số nhân của các ca nhiễm mới trên toàn cầu. Mỗi trường hợp nhiễm virus đều tạo cơ hội cho nó phát sinh đột biến, và nếu số lượng người nhiễm tiếp tục tăng, nhiều biến thể mới sẽ có khả năng xuất hiện.
Áp lực đột biến
Sai sót trong quá trình sao chép hoặc đột biến thường xảy ra trung bình vài tuần một lần trong bất kỳ chuỗi lây truyền nào. Các biến thể của Anh, Nam Phi và Brazil xuất hiện khá nhiều đột biến làm thay đổi protein gai, giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào tế bào vật chủ hơn. Điển hình là các nhà khoa học phát hiện ra biến thể nước Anh là B117 tích lũy tới 30-35 đột biến.
Một thay đổi đáng chú ý khác là 3 biến thể trên đều có chung một đột biến tại ‘Protein không cấu trúc 6’ gọi tắt là NSP6. Các nhà khoa học phát hiện rằng NSP6 sau khi đột biến giúp đánh lừa hệ thống bảo vệ tế bào và có thể thúc đẩy lây nhiễm virus. NSP6 cũng chiếm quyền điều khiển hệ thống sao chép của tế bào để giúp virus nhân lên.
Trốn tránh hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch không ngừng cố gắng xác định và tiêu diệt virus, virus sẽ gây bệnh ở người nếu nó thoát khỏi sự phát hiện này. Chính vì thế, những biến thể sẽ tồn tại lâu hơn nếu dễ lây truyền hơn hoặc thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch.
P.1 được xác định ở Brazil – nơi có tới 70% dân số đã bị nhiễm trong đợt dịch đầu tiên. B.1.351 nhanh chóng nổi trội ở Nam Phi cũng có đặc điểm tương tự. Có nghĩa là, chúng đã tránh được hệ miễn dịch và gây bệnh trên những người đã từng mắc chủng ban đầu. Điều này giải thích tại sao những người đã nhiễm virus vẫn có khả năng tái dương tính và miễn dịch cộng đồng khó có thể đạt được.
Tại sao nó có thể trốn được hệ miễn dịch như thế? Các nhà khoa học giải thích rằng, khi virus được mang bởi người bị suy giảm miễn dịch, đó sẽ là sân tập để virus không ngừng phát triển, tích lũy các đột biến. Các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, ung thư, hay người cao tuổi… hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu, chỉ có thể đáp ứng một phần, không đủ để chống lại virus và thường bị nhiễm virus kéo dài, thậm chí vài tháng. Điều này tạo cơ hội cho virus tích lũy đột biến có thể trốn tránh được hệ miễn dịch.
Sẽ có nhiều biến thể mới hơn trong tương lai?
Miễn là virus còn tồn tại, nó sẽ tiếp tục đột biến. Mới đây nhất các nhà nghiên cứu từ bang New Mexico của Hoa Kỳ đã phát hiện ra biến thể B.1.1.7 của Anh và biến thể B.1.429 ở California đã hợp nhất thành một virus biến thể tái tổ hợp. Tuy nhiên, virus lai này không nhất thiết nguy hiểm hơn. Tiến sĩ Bette Korber, nhà sinh vật học tại Phòng thí nghiệm Quốc Gia Los Alamos, cho rằng: “Sự tái tổ hợp này có thể dẫn đến sự kết hợp nhiều biến thể dễ lây lan hơn và dễ kháng thuốc”. Mối lo ngại này sẽ có thể xảy ra khi một người nhiễm hai biến thể cùng lúc.
Bất kể trong tương lai còn phát hiện thêm nhiều loại biến thể hay không, thì có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lây lan của virus, bao gồm hành vi của con người, cấu trúc dân số và mức độ miễn dịch.
Một số biện pháp hữu hiệu trong phòng dịch, nâng cao sức đề kháng là giữ tinh thần lạc quan. Ngoài việc ăn uống lành mạnh thì khoa học cũng chứng minh, thiền định cũng giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch và tuần hoàn máu. Vậy thì, trong những ngày giãn cách xã hội này, cũng là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và tập một môn khí công thiền định.