Với sự xuất hiện của biến thể Omicron, thế giới trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong vòng một giờ kể từ lần báo động đầu tiên, các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm tác dụng của vaccine đối với biến thể mới.

Các hãng Pfizer BioNTech và Moderna cũng chuẩn bị sản xuất vaccine mới. Nhiều quốc gia đã nâng cấp các biện pháp kiểm soát biên giới. Chính phủ Israel, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã trực tiếp ra lệnh phong tỏa.

Một biến thể ‘hung hãn’ với số lượng đột biến và khả năng lây lan vượt xa biến thể Delta

Vào đầu tháng 11, biến thể Omicron được phát hiện tại hai quốc gia châu Phi là Botswana và Nam Phi. Kể từ đó, số ca mắc biến thể này đã tăng lên nhanh chóng. Ca nhiễm đầu tiên được xác nhận ở châu Âu là tại Bỉ vào ngày 26/11. Ba ngày sau, các ca nhiễm khác lần lượt xuất hiện ở Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức và các nước châu Âu khác. Vào ngày 1/12, Hoa Kỳ cũng báo cáo ca nhiễm đầu tiên của họ.

Ngày 13/12, Anh Quốc ghi nhận ca tử vong vì biến thể Omicron trên thế giới. Lần lượt sau đó, các nước Mỹ, Israel cũng thông báo ca tử vong đầu tiên do biến thể này.

Biến thể Omicron khiến mọi người lo ngại bởi 3 nguyên nhân chính:

  1. Tốc độ lây lan nhanh: Tốc độ lây lan hiện tại của nó đã vượt xa chủng virus ban đầu, qua cả biến thể Alpha và biến thể Delta.
  2. Quá nhiều đột biến: Nó tập trung tất cả các đột biến của các biến chủng trong quá khứ, làm tăng thêm các biến số chưa biết.
  3. Tránh né miễn dịch: Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine và sức mạnh bảo vệ của các kháng thể tự nhiên.

Tốc độ lan truyền của biến thể Omicron có thể bằng 500% so với chủng cũ

Tác động nghiêm trọng nhất của virus đối với cộng đồng là sự lây truyền của nó. Virus có sức lây lan mạnh thì sẽ có thể nhanh chóng lây nhiễm sang nhiều người.

Virus corona đã liên tục đột biến kể từ năm ngoái. Và khi biến thể Delta xuất hiện, tốc độ lây lan của nó đã khiến người ta kinh ngạc. Tuy nhiên, biến thể Omicron mới còn lây lan nhanh hơn nhiều. Số ca nhiễm được xác nhận ở Nam Phi đã tăng từ 273 vào ngày 16/11 lên 2.858 vào ngày 28/11, tăng gấp 10 lần chỉ trong hai tuần.

Virus corona liên tục đột biến

Sau khi so sánh các mô hình được cung cấp bởi Tiến sĩ Eric Feigl-Ding – nhà dịch tễ học người Mỹ và cựu giảng viên Harvard, người ta thấy rằng khả năng lây lan của biến thể Omicron có thể cao hơn đến 500% so với chủng cũ. Nếu kết quả này được chứng thực, nó sẽ là chỉ số lây lan lớn nhất cho đến hiện nay.

Số lượng đột biến ở biến thể Omicron là nhiều nhất kể từ khi virus xuất hiện

Virus chủ yếu là dựa vào vị trí liên kết của thụ thể trên gai protein để liên kết với tế bào người, từ đó xâm nhập vào cơ thể người và phá hủy tế bào. So với biến thể Delta, số lượng đột biến ở biến thể Omicron đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là đột biến trên gai protein.

Biến thể Delta: Tổng cộng có 13 – 17 đột biến, trong đó có 7 đột biến ở gai protein và 2 đột biến ở vị trí liên kết thụ thể.

Biến thể Omicron: Tổng cộng có 50 đột biến, gấp 3 lần biến thể Delta; trong đó có 32 đột biến ở gai protein và 4 đột biến ở vị trí liên kết thụ thể.

Hai thay đổi chính của biến thể Omicron có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine

Ở hầu hết các quốc gia nơi biến thể Omicron được phát hiện, chẳng hạn như Vương quốc Anh, Hà Lan, Ý, Đức, Bỉ và Cộng hòa Séc, dịch bệnh đều đã gia tăng. Các quốc gia này đều có tỉ lệ chích ngừa vượt quá một nửa, dao động từ 62 – 82%. Mặc dù vẫn cần kiểm tra thêm trong số những người bị nhiễm biến thể Omicron có bao nhiêu người đã được chích ngừa, nhưng số ca nhiễm tăng vọt này vẫn mang tới một suy nghĩ: Biến thể Omicron có thể có khả năng tránh né miễn dịch.

Biến thể Omicron có hai thay đổi chính trong đột biến có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine:

  • Trong số 6 vị trí liên kết thụ thể của gai protein, có 4 vị trí bị đột biến (K417N, E484K, Q493, N501).
  • 11 vị trí có thể ảnh hưởng đến khả năng liên kết của vaccine đều đã phát sinh đột biến.

Trường Y tế Công cộng Harvard tin rằng vaccine có thể ngăn ngừa biến thể Omicron, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ hiệu quả của vaccine là bao nhiêu.

Cần nghiên cứu thêm hiệu quả của vaccine đối với biến chủng mới Omicron.

Ngoài ra, đối với những người đã bị nhiễm bệnh và phục hồi tự nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, có 3 vị trí đột biến có thể ảnh hưởng đến khả năng liên kết của các kháng thể thu được. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus lần hai.

Nhìn chung, nhiều đột biến ở biến thể Omicron đã phá vỡ giới hạn trước đây. Nó gần như là thể kết hợp của các biến thể Alpha, biến thể Beta, biến thể Delta… mà thành một loại chủng virus mới.

Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Botswana và Nam Phi, và ở Nam Phi nó đã gia tăng nhanh chóng. Hai quốc gia này có nhiều người bị AIDS. Đặc biệt, Nam Phi là nơi có số bệnh nhân AIDS lớn nhất thế giới với tổng số 7,5 triệu người nhiễm, tỷ lệ lây nhiễm là 17%.

Bệnh nhân AIDS cần sử dụng liệu pháp kháng virus trong thời gian dài do chức năng miễn dịch suy yếu. Môi trường bên trong cơ thể họ có thể cung cấp nơi sinh sản cho virus đột biến. Giới học thuật suy đoán rằng, sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể bắt nguồn từ một bệnh nhân có chức năng miễn dịch thấp, bị nhiễm các chủng biến thể khác nhau, chẳng hạn như biến thể Beta và biến thể Delta. Trong môi trường như vậy, virus từ từ khám phá hệ thống miễn dịch của con người, tìm ra cửa đột phá trong các phương pháp điều trị kháng virus khác nhau, rồi kết hợp và đột biến thành các biến chủng vượt trội.

Cách bổ sung khuyết điểm cho công tác phòng dịch và nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân

Trong những tuần gần đây, đã có một làn sóng dịch nổi lên ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, và lý do đằng sau có thể liên quan đến biến thể Omicron. Hiện tại, thế giới đang nhanh chóng thúc đẩy việc chích vaccine liều thứ ba. Nhưng liệu đây đã phải là phương pháp tối ưu?

Lấy nguyên lý thùng gỗ làm ví dụ, thùng gỗ đựng được bao nhiêu nước không phụ thuộc vào tấm gỗ dài nhất, mà phụ thuộc vào tấm gỗ ngắn nhất của nó.

Vaccine và thuốc có tác dụng bảo vệ tốt, nhưng dù bạn có thêm một số tấm ván dài vào thùng thì cũng không thể ngăn được tấm ván ngắn làm nước rò rỉ. Các biện pháp phòng chống dịch nên tìm cách bổ sung khuyết điểm cho những tấm ván ngắn này.

Thùng gỗ chứa được bao nhiêu nước phụ thuộc vào tấm ván ngắn nhất

Khả năng miễn dịch thấp và những hành vi không lành mạnh là những “tấm ván ngắn” khiến nhiều người bị nhiễm virus corona.

Chúng ta không nên quá hoảng sợ về biến thể Omicron mới. Hoảng sợ và lo lắng là những cảm xúc tiêu cực làm giảm khả năng miễn dịch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người có tư duy tích cực như tốt bụng, trung thực, cẩn thận… có hàm lượng interferon và oxytocin trong cơ thể cao hơn, có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại virus. Đừng đánh giá thấp khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

11 điều có thể làm để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên

Ngày nay, vaccine đang được sử dụng trên toàn thế giới. Vaccine chủ yếu hoạt động dựa trên hàng rào thứ năm của cơ thể – Tế bào B, khiến Tế bào B sản xuất ra kháng thể. Nhưng sau khi đã chích ngừa, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. Thực tế là chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế.

Dưới đây là 11 điều bạn có thể làm để tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể về mọi mặt, từ đó khởi được vai trò tốt hơn trong việc phòng dịch.

1. Bổ sung dinh dưỡng

Ngoài các chất cơ bản như chất đạm, chất béo, tinh bột và các chất dinh dưỡng khác, cơ thể còn cần rất nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin. Ví dụ:

Vitamin C: Là một trong những thứ yêu thích của các tế bào miễn dịch, nó có thể được cung cấp từ rau và trái cây.

Vitamin D: Có thể tăng cường khả năng kháng virus của cơ thể, ngoài việc bổ sung từ thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung nó bằng cách phơi nắng.

Kẽm và khoáng chất: Giúp các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể thực hiện chức năng thực bào mạnh mẽ hơn và cũng có thể giúp chữa lành vết thương. Nó có nhiều trong rau chân vịt…

2. Không uống rượu, không hút thuốc

Hút thuốc lá trực tiếp phá hủy khả năng sản xuất interferon của các tế bào biểu mô đường hô hấp, đồng thời làm tổn thương cấu trúc da và đẩy nhanh quá trình da lão hóa.

Trong khi đó, uống rượu có thể làm tổn thương các tế bào tiêu diệt tự nhiên, tế bào T và tế bào B.

3. Chế độ ăn ít muối

Quá nhiều muối không chỉ làm tăng khả năng mắc bệnh cao huyết áp mà còn tiêu diệt các vi khuẩn tốt trong đường ruột như Lactobacillus, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính đường ruột, không có lợi cho việc kháng virus.

4. Chế độ ăn ít đường

Chế độ ăn nên giảm muối và đường

Ăn quá nhiều đường không chỉ làm hại các tế bào thực bào mà còn làm hệ vi khuẩn đường ruột xấu đi, dẫn đến béo phì, căng thẳng tâm lý và viêm mãn tính. Ngoài ra, quá nhiều đường còn có hại cho việc bài tiết interferon trong tế bào biểu mô và chức năng kháng virus của tế bào miễn dịch tự nhiên, tế bào T và tế bào B.

5. Duy trì cân nặng vừa phải

Thừa cân có thể gây viêm mãn tính và làm mất khả năng chống lại virus của cơ thể.

6. Sử dụng ít thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Sử dụng ít aspirin, ibuprofen và các loại thuốc khác. Nghiên cứu của Đại học Yale phát hiện ra rằng những loại thuốc này có thể ngăn chặn các triệu chứng như sốt và đau, nhưng đồng thời chúng cũng làm giảm mức độ kháng virus của cơ thể.

7. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi

Khi tắt đèn và nghỉ ngơi, hormone tăng trưởng và melatonin trong cơ thể sẽ bồi bổ số lượng và chức năng của các tế bào T và tế bào B.

8. Tâm bình khí hòa, giải tỏa stress

Khi một người mất bình tĩnh, huyết áp sẽ theo đó tăng cao. Cơ thể cũng tiết ra các hormone căng thẳng. Các hormone này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Những người biết cách giải tỏa stress thường có sức khỏe tốt hơn, điều này có liên quan đến oxytocin trong cơ thể.

9. Tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên

Sau khi đi làm về mệt mỏi, chúng ta thường thích đến những nơi có núi đẹp, nước trong vắt, bởi thiên nhiên luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature chỉ ra rằng những khu vực có nhiều không gian xanh có ít ca nhiễm COVID-19 hơn. Tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên có thể tăng cường khả năng chống virus của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn có thể tăng cường hệ miễn dịch

Một nghiên cứu khác cho thấy không gian xanh của rừng có thể làm tăng số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên trong hệ thống miễn dịch, một trong những vai trò của nó là chống lại virus.

10. Ngồi thiền

Ngồi thiền có thể làm giảm chứng viêm mãn tính trong cơ thể và giữ cho các tế bào trẻ hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây của ngành miễn dịch học tâm thần cũng phát hiện ra rằng, những người ngồi thiền tạo ra được lượng interferon cao hơn.

11. Làm việc thiện và duy trì thái độ vị tha

Thực hiện một số hành động tử tế nhỏ cũng có thể làm tăng oxytocin trong cơ thể, oxytocin có thể thúc đẩy việc tăng cường các tế bào miễn dịch và giảm giải phóng các hormone căng thẳng. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng duy trì một suy nghĩ tích cực, quan tâm đến người khác và duy trì mối quan hệ xã hội tốt có thể làm giảm viêm trên cơ thể và tăng lượng interferon kháng virus.

Do Đổng Vũ Hồng, Lí Hành, Tô Quán Mễ, Lí Thanh Phong thực hiện
Quý vị tham khảo bài gốc trên Epoch Times Hoa ngữ